Mất khứu giác và vị giác, sốt cao, khó thở được coi là những triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19.
Nhưng với sự xuất hiện của biến thể Omicron và phạm vi tiêm chủng ngày càng tăng, triệu chứng liên quan đến Covid-19 dần khác đi. Các biểu hiện được ghi nhận rộng rãi bao gồm đau họng, sổ mũi, nhức đầu và mệt mỏi.
Đầu năm 2023, một số bệnh nhân bị đau cơ với cơn nhói đau ở vai và chân. Tình trạng này được cho là tác động của các phân tử gây viêm do các tế bào miễn dịch giải phóng để chống lại virus.
Theo Mint, Tiến sĩ Angelique Coetzee, người đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron, đánh giá, chứng đau cơ có xu hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bệnh nhân chưa tiêm phòng. Nhưng những trường hợp đã tiêm vắc xin vẫn có thể có biểu hiện này.
Mức độ đau đớn từ nhẹ tới trầm trọng. Với một số người, tình trạng đau cơ khiến họ không thể làm những công việc quen thuộc hằng ngày. Đau cơ do Covid-19 kéo dài trung bình từ hai đến ba ngày nhưng cũng có thể lâu hơn.
Triệu chứng của biến thể phụ XBB 1.16 thuộc Omicron
Các chuyên gia cho rằng XBB 1.16 rất dễ lây lan. Các triệu chứng phổ biến thể hiện bệnh đường hô hấp trên như đau đầu, đau họng, nghẹt mũi kèm theo sốt và đau cơ. Biến thể này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân dẫn đến tiêu chảy.
Tiến sĩ Vipin Vashishtha, nguyên giám đốc Ủy ban Tiêm chủng của Học viện Nhi khoa Ấn Độ, cho biết các bệnh nhi có thêm triệu chứng mới. Ngoài các biểu hiện như sốt cao, ho, trẻ còn bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng không có mủ. Đây là triệu chứng hiếm gặp ở các đợt dịch trước (chỉ chiếm 1-3%).
Tiến sĩ SK Nakra, Bệnh viện Nhi đồng Madhukar Rainbow (Ấn Độ) nói vớiANI:"Các triệu chứng của Covid-19 là sốt cao, ho, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể và các triệu chứng tiêu hóa. Các bác sĩ cũng ghi nhận biểu hiện viêm kết mạc. Nhưng còn quá sớm để kết luận hiện tượng này phổ biến ở XBB 1.16 hơn các biến thể khác”.
Các triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm chảy nước mắt, đỏ, sưng, đau, kích ứng, ngứa và tiết dịch.
Trong khi đó, ở Mỹ, XBB.1.5 thuộc Omicron vẫn là biến thể chiếm ưu thế. Đây là tái tổ hợp của hai nhánh thuộc Omicron BA.2. Biến thể trên phổ biến tại ít nhất 38 quốc gia bao gồm Canada, Australia, Kuwait, Đức và Pháp. Các triệu chứng tương tự những biến thể phụ thuộc Omicron trước đây bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi và sốt.
4 kỹ thuật sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cunggồm: nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch acid acetic; nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol; xét nghiệm tế bào cổ tử cung; xét nghiệm HPV. "Nữ lao động sẽ được thực hiện ít nhất 1 trong các kỹ thuật này trong 1 lần khám sức khỏe định kỳ", ông Tuấn cho biết.
Ngoài ra, lao động nữ cũng được sàng lọc ung thư vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật gồm khám lâm sàng vú; siêu âm tuyến vú hai bên; chụp X-quang tuyến vú.
Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm, kinh phí do người sử dụng lao động chi trả.
Ung thư vúlà một trong 5 loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam, tính theo 2 giới. Riêng với nữ, đây là ung thư nhiều người mắc nhất. Năm 2020, theo thống kê của Globocan, Việt Nam có hơn 21.500 ca mắc mới, chiếm gần 26% tổng các loại ung thư ở nữ. Cùng năm, hơn 9.300 trường hợp tử vong vì căn bệnh này, đứng thứ ba sau ung thư gan và ung thư phổi.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 4.000 ca mắc mới, hơn 2.000 ca tử vong vì loại ung thư này.
Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo nữ giới sau khi bước sang tuổi 18 nên tập cho mình thói quen đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm từ 1-2 lần, để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Từ ngày 29/5 đến ngày 31/5, học sinh lớp 12 trên địa bàn TP Hà Nội đã được tham gia kiểm tra khảo sát chất lượng bằng hình thức trực tuyến. Đây là đợt khảo sát đầu tiên trong tổng số 3 đợt mà Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức trong năm 2020.
Kết quả là lần đầu tiên kỳ khảo sát bằng hình thức trực tuyến diễn ra với quy mô lớn, với hơn 74.000 thí sinh tham gia với tỷ lệ nộp bài thành công là môn Toán 97,5%; Vật lý: 98,9%; Hóa học: 99,6%; Sinh học: 99,7%; Lịch sử:99,6%; Đại lý: 99,6%; Giáo dục công dân: 99,8%; Tiếng Anh: 99,6%.
Tuy nhiên, có 1 sự cố ngoài mong muốn đã xảy ra ngay khi bài thi môn Toán được tổ chức (ngày 29/5), hệ thống phần mềm đã bị tấn công DDOS từ bên ngoài gây nhiễu và quá tải hệ thống tại thời điểm phát đề cho thí sinh.
Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) là đơn vị hỗ trợ đã nhanh chóng kiểm soát giúp hệ thống đã được khắc phục kịp thời cho thí sinh thực hiện bài khảo sát bình thường.
Đã có hiện tượng chống phá kỳ thi kháo sát chất lượng học sinh lớp 12 ở Hà Nội như tổ chức giải bài đưa đáp án lên mạng xã hội, kích động học sinh không tham gia khảo sát,... |
Trong quá trình tổ chức khảo sát đợt 1, Sở GD-ĐT cũng đã ghi nhận hiện tượng chống phá kỳ khảo sát này như: Tổ chức giải bài đưa đáp án lên mạng xã hội, kích động học sinh không tham gia khảo sát, viết bài hoặc thông tin không đúng lên mạng xã hội.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn, xử lý hiện tượng này trong các đợt khảo sát tiếp theo.
Bước đầu, sở đã có công văn đề nghị Công an Thành phố Hà Nội điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật việc làm của các đối tượng có hành vi chống phá, tấn công vào hệ thống, làm ảnh hưởng đến hệ thống đường truyền, làm sai lệch mục đích của kỳ khảo sát, tạo dư luận xấu trong cộng đồng, nhất là đối với các học sinh trong việc học tập, thi cử.
Ngoài ra, trong thẩm quyền của mình, Sở GD-ĐT cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp là giáo viên, học sinh cố tình vi phạm các quy định của pháp luật cũng như quy chế của ngành.
Trên cơ sở kết quả khảo sát lần 1, Sở GD-ĐT đang phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng chuyên môn, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, hoàn chỉnh thiết bị, tập huấn kỹ năng, chuẩn bị tốt nhất cho đợt khảo sát lần 2 và lần 3 sắp tới.
Các đợt khảo sát này được tổ chức nhằm góp phần chuẩn bị tốt nhất cho học sinh lớp 12 toàn thành phố về kiến thức, kỹ năng phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Các bài kiểm tra khảo sát lớp 12 được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Học sinh làm bài khảo sát tại nhà, ngoài giờ học trên lớp và đề nghị cha mẹ học sinh là người giám sát việc làm bài của học sinh (thường được tổ chức vào lúc 19h30 hoặc ngày Chủ nhật, kết quả của bài khảo sát không bắt buộc lấy điểm).
Mỗi học sinh THPT dự kiểm tra 3 bài, trong đó có 2 bài bắt buộc (các môn Toán, tiếng Anh) và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Mỗi học sinh GDTX dự kiểm tra 2 bài, trong đó có 1 bài bắt buộc là môn Toán và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí).
Thanh Hùng
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam kiến nghị Bộ không nên xếp thứ tự điểm trung bình các môn thi của các địa phương. Bởi điều này tạo áp lực cho các Sở.
" alt=""/>Kỳ thi khảo sát trực tuyến lớp 12 của Hà Nội bị hacker tấn công